Lại thêm 1 lá thư ĐẪM LỆ của nữ sinh gửi cho Bộ trưởng Bộ GD

Wednesday, August 20, 2014
Bác à!, khi bác muốn đổi mới phương án thi cử, bác hãy nhìn nhận từ mục tiêu, chúng ta phải đi từ gốc đến ngọn. Trong khi chương trình học hiện hành vẫn theo lối cũ, nhưng lại đổi mới thi cử liệu sẽ dẫn đến thành công? Hay chỉ tạo sức ép cho các em. Còn nhiều vấn đề bất cập trong vấn đề giáo dục và giáo dục đại học lắm bác à.
lai them 1 la thu dam le cua nu sinh gui cho bo truong bo gd

Kính gửi Bác Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo!

Lời đầu tiên cho cháu gửi lời hỏi thăm sức khỏe của bác và gia đình bác. Cháu là một sinh viên năm nhất, kinh nghiệm còn non kém, tuổi đời chẳng đáng là bao để đưa ra những đường lối này nọ, hay những biện pháp đúng đắn để góp ý vào việc cải cách của Bộ Giáo dục nhưng cháu viết những dòng thư này để gửi đến bác những tâm sự của một sinh viên Sư phạm như cháu. Vì được tiếp xúc, kèm cặp các em học sinh nên cháu hiểu được những tâm sự của các em, vì được trực tiếp trải qua 12 năm học dưới hệ thống giáo dục của Nhà nước nên cháu cũng hiểu được những điều bất cập trong giáo dục và cháu cũng không hiểu vì sao cháu lại dũng cảm viết ra những dòng thư này . Nếu những điều cháu viết sau đây có gì sai sót thì mong bác thông cảm và tha lỗi cho cháu.

Đầu tiên, cháu xin đề cập về vấn đề tổ chức kì thi quốc gia theo kiểu ba chung của bộ. Cháu nghĩ rằng những phương án mà bộ đưa ra còn thiếu hợp lí rất nhiều chỗ.

Nếu như sử dụng phương án 1, với cách tổ chức thi 3 môn bắt buộc Văn, Toán, tiếng Anh và một môn tự chọn, nó sẽ thiếu công bằng ở chỗ, những em học sinh từ lớp 10 đã định hướng theo khối D sẽ rất có lợi so với các em chọn khối ngành khác. Hay trong môn tiếng Anh, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói rằng: “Ngoại ngữ đúng là một công cụ, là năng lực cần phải có trong thời kỳ hội nhập”, bác nói rất đúng. Tuy nhiên, một công cụ muốn phát huy đúng hiệu quả thì phải tùy thuộc vào người dùng nó và đặc biệt là môi trường nào phù hợp nhất để dùng nó và công cụ đó có hiệu quả khi sử dụng vào công việc gì. Khi mà chất lượng giáo dục tiếng Anh còn chênh lệch giữa thành thị đối với nông thôn, miền núi không những về chất lượng học mà cả chất lượng dạy, giáo viên đạt trình độ A1 năm 2012 chỉ chiếm 17% chính vì vậy khi đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn hóa thì làm sao có thể đưa tiếng Anh là một môn thi bắt buộc được. Thành thật với bác, cháu chỉ là một học sinh đến từ nông thôn, khi lên đại học, cháu mới biết cách phát âm mà thầy cô dạymình đều bị sai và phải học lại từ đầu, nhiều sinh viên Sư phạm như cháu có trình độ tiếng Anh rất kém, và nhiều anh chị đi trước đang đi dạy đa số đã quên mất tiếng Anh vì thực tế trong dạy học họ không hề dùng đến trừ giáo viên ngoại ngữ và giáo viên dạy trường nước ngoài.

Nếu với phương thức tự chọn môn, bác nghĩ sẽ có bao nhiêu em chọn thi môn Lịch sử, một môn học đang dần dần bị lãng quên? Đất nước ta trải qua biết bao thời kì lịch sử với những cuộc kháng chiến trường kỳ, các thế hệ cha anh đã hy sinh biết bao nhiêu xương máu để đất nước ta có được như ngày hôm nay, thế mà giờ đây, khi chúng ta hỏi thế hệ trẻ Việt Nam rằng lịch sử nước ta có những cuộc kháng chiến tiêu biểu nào từ thời Hùng Vương, chắc hẳn chẳng có em nào kể hết được những chiến công của cha anh. Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” có lẽ nào chúng ta lại quay lưng với lịch sử bằng cách thi môn tự chọn?

Còn những phương án còn lại, bác nghĩ rằng có hợp lí khi các em học sinh mới bắt đầu lên lớp 10 đã học theo cách phân ban, chia khối A, B, C,D, A1, liệu các em có thể học đều hơn 10 môn? Cháu đã từng thấy trường hợp của một bạn, bạn ấy học rất giỏi, tư duy cao, nhưng từ lớp 10, cha mẹ bạn ấy luôn ép buộc bạn phải chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh vì muốn con mình chuyên tâm học nên chỉ cần bạn ấy học môn khác là ngay lập tức bị mắng chửi, dù không biết tí gì Văn, Sử, Địa nhưng bạn ấy vẫn hiên ngang tốt nghiệp và hiện nay học ĐH Y dược Hà Nội.
Vậy bác cho thi tốt nghiệp 8 hay 11 môn hay chia theo tự nhiên, xã hội để làm gì? Cháu nghĩ, quan điểm của bác là không muốn học sinh học tủ, học lệch, nhưng chương trình học đã phân khối, chia ban thì việc đó là một chuyện đương nhiên, chưa kể các em không chú trọng học tất cả các môn bởi vì nhiều kiến thức dài, xa rời thực tế, nên chúng chỉ chú trọng môn mình sẽ thi đại học. Với việc tổ chức thi cử như hiện nay có đảm bảo rằng chất lượng giáo dục khi thi như thế có tốt hơn không?
Cháu xin thẳng thắn trả lời là KHÔNG. Bởi vì, thi tốt nghiệp ở nước ta còn rất nhiều tiêu cực, các bác trong Bộ bàn những phương án thi cử để đến vào các xí nghiệp, nhà máy làm việc khi chưa đủ năng lực để làm những ngành nghề đòi hỏi tư duy cao. Lúc đó xã hội sẽ suy nghĩ theo hướng tôn trọng loại bằng tốt nghiệp như Khá, Giỏi, Trung bình, và trong công việc học tập học sinh sẽ bớt áp lực, bớt bàng hoàng hơn, phụ huynh học sinh, thầy cô sẽ cũng đỡ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi các em học sinh hiểu được tầm quan trọng của loại bằng, chúng sẽ tự động chú trọng học tất cả các môn ngay từ lớp 10, và chúng sẽ tôn trọng những người giáo viên dạy môn phụ, và chúng sẽ phấn đấu học tập để có một tấm bằng “ đẹp” tìm đến một tương lai tươi sáng hơn.

Chính vì vậy, cháu xin đề xuất phương án đó là: Xét tốt nghiệp và siết chặt kì thi đại học, cao đẳng để đảm bảo tính công bằng cho các em. Để phương án này có hiệu quả, trước hết ta phải khắc phục khuyết điểm của xét tốt nghiệp đó là nạn chạy học bạ bằng cách mở lớp huấn luyện và đào tạo tư tưởng cho cán bộ giáo viên về việc đánh giá kết quả, đề ra phương pháp không trách phạt khi trường có học sinh ở lại lớp, cử thanh tra kiểm tra chất lượng môn học một cách bất thình lình thông qua bài kiểm tra, phỏng vấn học sinh rồi sau đó đối chiếu với điểm quá trình học, và có biện pháp xử lí đối với giáo viên và nhà trường khi có sự chênh lệch lớn, và khiển trách trong trường hợp nhẹ.
Thắt chặt kì thi đại học đối với các trường, ra đề thi có tính phân loại cao và có sự kiểm tra tư duy của các em một cách có khoa học, có như thế thì chất lượng giáo dục mới ngày một đi lên được. Còn số tiền tiết kiệm được từ chi phí thi tốt nghiệp chúng ta có thể dùng nó vào việc xây trường nội trú cho các học sinh miền núi, khi các em ở đó phải đi học khó khăn, luôn đối mặt với nguy hiểm, trèo đèo lội suối đến trường, hoặc chúng ta có thể dùng để trợ cấp cho các giáo viên ở miền núi, học sinh nghèo vượt khó, như vậy sẽ xứng đáng đồng tiền của nhân dân khi phục vụ mục tiêu giáo dục.

Bác à!, khi bác muốn đổi mới phương án thi cử, bác hãy nhìn nhận từ mục tiêu, chúng ta phải đi từ gốc đến ngọn. Trong khi chương trình học hiện hành vẫn theo lối cũ, nhưng lại đổi mới thi cử liệu sẽ dẫn đến thành công? Hay chỉ tạo sức ép cho các em. Còn nhiều vấn đề bất cập trong vấn đề giáo dục và giáo dục đại học lắm bác à.
***
Cháu cũng không biết, bác có đọc những dòng thư này không nữa, nhưng cháu cũng viết ra những suy nghĩ của bản thân mình. Nếu như bác đọc được mong bác trả lời thư của cháu và không gì quý bằng khi cháu có thể được gặp bác trực tiếp tiếp xúc với bác để tâm sự nhiều hơn nữa về vấn đề giáo dục trong mắt một thế hệ trẻ nối tiếp con đường giáo dục của bác như cháu.

Có phải là mơ ước không bác nhỉ. Cháu cũng không dám mơ đâu, chỉ là suy nghĩ mang tính ảo tưởng của cháu thôi. Cuối thư, cháu chúc bác và gia đình có sức khỏe dồi dào để tiếp tục sự nghiệp định hướng giáo dục của mình.
 
Cháu chào bác!"

Bình luận và chia sẻ bài viết với bạn bè

Lưu ý: Để chia sẻ bài viết đến bạn bè cần tích vào "Cũng đăng trên Facebook" sau đó bấm vào "Publish Comment" và bấm ok để chia sẻ đến bạn bè
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments